Biến chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch là một chủ đề được quan tâm nhiều trong lĩnh vực y tế vì có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của người bệnh. Hãy cùng tìm hiểu các biến chứng phổ biến của bệnh giãn tĩnh mạch và cách phòng ngừa chúng.

Ở các quốc gia tiên tiến như Châu Âu, Mỹ… bệnh lý tĩnh mạch được đặc biệt quan tâm vì nó rất phổ biến. Theo thống kê tại Pháp, bệnh suy tĩnh mạch mạn tính chiếm đến 1% ở nam giới và 4,5% ở nữ giới ở độ tuổi trưởng thành. Đối với những người trên 50 tuổi, có đến 75-80% gặp phải bệnh suy tĩnh mạch, trong đó có đến 2/3 bệnh nhân gặp phải các biến chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, bệnh suy tĩnh mạch chưa được đánh giá đầy đủ và ít được chú ý từ cả bác sĩ và bệnh nhân. Tuy vậy, các chuyên gia y tế dự báo bệnh sẽ gia tăng tương đối đáng kể theo sự phát triển của nền kinh tế và thay đổi nếp sống.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch
Bệnh suy giãn tĩnh mạch

Những nguyên nhân gây bệnh

Cơ chế di chuyển máu trong tĩnh mạch được thực hiện nhờ hệ thống van, giúp máu chảy từ nông vào sâu và từ dưới lên trên. Van tĩnh mạch được điều khiển bởi lực hút tạo bởi hoạt động của cơ hoành, sức hút của tim, áp lực âm vùng trung thất cùng lực đẩy do hoạt động của hệ thống cơ. Tuy nhiên, khi có tổn thương bệnh giãn tĩnh mạch, tùy theo vị trí và nguyên nhân, có thể chia thành 4 nhóm:

– Nhóm giãn tĩnh mạch tiên phát hay còn gọi là giãn tĩnh mạch vô căn: trong nhóm này, ban đầu các tĩnh mạch bị giãn và dài ra sau đó các van tĩnh mạch mất dần chức năng.

– Nhóm giãn tĩnh mạch thứ phát, thường do viêm tĩnh mạch: Ở nhóm này các van tĩnh mạch bị mất chức năng trước, sau đó các tĩnh mạch mới bị giãn và dài ra.

– Giãn tĩnh mạch ở người có thai, do tác dụng của nội tiết tố sinh dục nữ và chèn ép của tử cung bị to ra khi có thai.

– Giãn tĩnh mạch bẩm sinh, nguyên nhân do bất thường của thành tĩnh mạch làm nghẹt tĩnh mạch sâu và dò động tĩnh mạch (dạng u máu hỗn hợp). Van tĩnh mạch bị mất chức năng ở các nhóm này, gây ra các biến chứng của bệnh giãn tĩnh mạch.

Biến chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch

– Nói về biến chứng bệnh suy giãn tĩnh mạch thì trước tiên là các biến chứng về rối loạn huyết động học: cẳng chân bệnh nhân bị sưng to, có triệu chứng đau buốt mặt sau cẳng chân, chuột rút về đêm.

– Dưới những tác động của bệnh, các triệu chứng của bệnh nhân có thể nặng hơn, bao gồm viêm tắc tĩnh mạch, chân nóng, sưng đỏ, tĩnh mạch nổi rõ và viêm cứng.

– Trong giai đoạn cuối, bệnh có thể dẫn đến giãn toàn bộ hệ tĩnh mạch, với tĩnh mạch giãn rất lớn, ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng của da chân phía dưới, gây ra viêm loét và nhiễm trùng khó điều trị

– Cục thuyên tắc cũng có thể phá vỡ khỏi thành tĩnh mạch, đi vào tim và gây ra thuyên tắc động mạch phổi, một biến chứng rất nghiêm trọng và có thể dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Biến chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch
Biến chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch

Phương pháp chẩn đoán

Việc xác định chẩn đoán chủ yếu dựa vào khám lâm sàng, bao gồm việc nhìn thấy các đoạn tĩnh mạch bị giãn, ngoằn ngoèo, da đổi màu, rối loạn dinh dưỡng, loét và sự xuất hiện của u máu.

Để đánh giá độ cứng của phần mềm, đặc biệt là vùng trước xương chày, các bác sĩ có thể sờ so sánh cả hai bên. Ngoài ra, cũng có thể sờ thấy một đoạn tĩnh mạch cứng, phù nề, các cục thuyên tắc và đo nhiệt độ của da.

Các chuyên gia y tế có thể áp dụng một số thủ thuật như thủ thuật Schwarz, thủ thuật ho, thủ thuật Trendelenburg và thủ thuật Perthe để đánh giá tình trạng các van tĩnh mạch hiển trong.

Cuối cùng, chẩn đoán được xác định bằng siêu âm Doppler mạch máu. Phương pháp này cho phép chúng ta xác định các rối loạn huyết động học, tình trạng của các van tĩnh mạch, mức độ giãn của tĩnh mạch và các cục thuyên tắc trong lòng mạch để có thể đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh suy tĩnh mạch

Để có kết quả tốt trong điều trị, cần phát hiện bệnh suy giãn tĩnh mạch ở giai đoạn 1-2. Tuy nhiên, việc phát hiện bệnh sớm không chỉ phụ thuộc vào người chuyên môn mà chính chúng ta cần tự kiểm tra để xem liệu có mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch hay không.

Dấu hiệu bệnh suy giãn tĩnh mạch
Dấu hiệu bệnh suy giãn tĩnh mạch

Các triệu chứng sớm cũa bệnh suy giãn tĩnh mạch mạn tính thường là:

– Mỏi chân, nhất là khi đi lại hay đứng nhiều

– Sưng phù mắt cá chân: Phù xung quanh mắt cá và thấy rõ vào buổi tối. Khi thấy sưng phù, có thể  đã bị giãn tĩnh mạch với biểu hiện là các đường gân xanh nổi ngoằn ngoèo trên da.

Chuột rút về đêm thường xuyên.

– Cảm giác như có kiến bò và ngứa chân

Nếu gặp các triệu chứng trên, cần tới bác sĩ chuyên khoa về tĩnh mạch để kiểm tra và sử dụng siêu âm Doppler màu tĩnh mạch để chẩn đoán. Sớm phát hiện và điều trị sẽ đem lại hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận