Các cấp độ suy giãn tĩnh mạch có sự tiến triển nặng dần theo thời gian và đặc thù nghề nghiệp. Có tổng cộng 7 cấp độ, trong đó ở 2 cấp độ đầu tiên, người bệnh thường không chú ý và bỏ qua các dấu hiệu của bệnh.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch không được chữa trị kịp thời, có thể xảy ra những biến chứng nghiêm trọng. Máu ứ trong tĩnh mạch có thể hình thành cục máu đông và lưu thông đến tim, gây tắc động mạch phổi, gây nguy hiểm cho sức khỏe và trong trường hợp nặng, có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, chúng ta cần nắm được thông tin về các cấp độ suy giãn tĩnh mạch để phát hiện và điều trị bệnh sớm.

các cấp độ suy giãn tĩnh mạch
Các cấp độ suy giãn tĩnh mạch

Các cấp độ suy giãn tĩnh mạch và biểu hiện

  • Cấp độ 0: Đây là giai đoạn suy giãn tĩnh mạch cấp độ nhẹ. Dù tình trạng này đã bắt đầu, tuy nhiên không có các triệu chứng rõ ràng trên cơ thể. Bệnh nhân chỉ có thể phát hiện ra bằng cách sử dụng các phương pháp xét nghiệm cận lâm sàng hoặc kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh.
  • Cấp độ 1: Ở giai đoạn này, các tĩnh mạch bắt đầu giãn ra, thường có kích thước nhỏ khoảng 1mm, và có thể xuất hiện ở các vùng dưới mắt cá trong, vùng đùi, bắp chân. Tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân biểu hiện là ngứa chân, mỏi chân và đau chân. Tuy nhiên, các dấu hiệu này thường còn khá mờ nhạt và không đáng kể, nên bệnh nhân thường không để ý.
  • Cấp độ 2: Ở giai đoạn này, các tĩnh mạch đã giãn ra hơn, thường là trên 3mm. Triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch bao gồm đau nhức, tê bì chân, nặng chân và tĩnh mạch xanh tím nổi rõ trên da.
  • Cấp độ 3: Ở cấp độ này, bàn chân hoặc bắp chân có thể sưng to và phù chân vào buổi chiều tối hoặc khi đứng nhiều.
  • Cấp độ 4: Vì lý do ứ đọng máu nhiều ở ngoại vi, da chân của bệnh nhân sẽ sậm màu hơn và đi kèm với triệu chứng phù chân, xơ bì và sừng hóa. Khi bấm vào vùng suy giãn tĩnh mạch, sẽ tạo ra vết lõm.
  • Cấp độ 5: Suỵ giãn tĩnh mạch chân ở cấp độ này được thể hiện bằng các tĩnh mạch nổi rõ trên da và có thể bắt đầu xuất hiện các vết loét ở chân.
  • Cấp độ 6: Đây là cấp độ suy giãn tĩnh mạch nặng nhất, khi các vết loét sâu xuất hiện nhiều ở chân,  xen kẽ nhau và khó lành hơn.

Phương pháp điều trị

Từ cấp độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch phù hợp cho từng bệnh nhân:

Điều trị suy giãn tĩnh mạch cấp độ nhẹ (0 – 1)

Nếu phát hiện bệnh lý tĩnh mạch ở giai đoạn 0 hoặc 1, việc điều trị sẽ đơn giản hơn nhiều vì chỉ có tĩnh mạch bị suy giãn nhẹ. Việc điều trị sớm ở giai đoạn đầu giúp ngăn chặn tiến triển của bệnh suy giãn tĩnh mạch sang giai đoạn nặng hơn và đồng thời phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm trong tương lai.

Trong giai đoạn đầu, nếu suy giãn tĩnh mạch không quá nghiêm trọng và không gây khó chịu cho bệnh nhân, không cần sử dụng thuốc mà chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện và sinh hoạt. Cụ thể:

– Chế độ ăn uống: Bệnh nhân nên sử dụng các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin C và E, uống đủ nước, hạn chế đồ cay nóng, dầu mỡ và các loại đồ uống có cồn.

thực phẩm cho suy giãn tĩnh mạch
thực phẩm cho suy giãn tĩnh mạch

– Chế độ sinh hoạt: Bệnh nhân không nên ngồi hoặc đứng quá lâu và nên thay đổi tư thế liên tục, đi lại nhiều hơn.

– Chế độ tập luyện: Bệnh nhân có thể lựa chọn các môn thể dục thể thao phù hợp như yoga, bơi lội, đi bộ, đạp xe,… Bên cạnh đó, bệnh nhân cần đi tất y khoa trong quá trình luyện tập.

Điều trị suy giãn tĩnh mạch cấp độ tiến triển (2 – 3 – 4)

Ở giai đoạn này, triệu chứng suy giãn tĩnh mạch rõ ràng nên dễ dàng nhận biết. Tuy nhiên, do ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, người bệnh cần sử dụng thuốc điều trị để giảm nhẹ triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Bệnh nhân chú ý sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý dùng hoặc lạm dụng thuốc vì có thể gặp phải nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Đồng thời, bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch giai đoạn tiến triển cũng cần chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học và lành mạnh hơn để hỗ trợ điều trị bệnh, cải thiện khả năng hồi phục.

Điều trị suy giãn tĩnh mạch cấp độ cuối (5 – 6)

Nếu suy giãn tĩnh mạch tiến triển đến mức độ nghiêm trọng, bệnh nhân cần phải đề phòng các biến chứng nguy hiểm như huyết khối tĩnh mạch, vỡ tĩnh mạch, lở loét hoặc tử da. Trong giai đoạn này, nếu các phương pháp điều trị thông thường không hiệu quả, bệnh nhân sẽ được khuyến khích thực hiện phẫu thuật để loại bỏ các tĩnh mạch suy giãn, giảm bớt những triệu chứng khó chịu.

Tuy nhiên, nếu nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch không được loại bỏ, nguy cơ tái phát ở các vùng tĩnh mạch khác vẫn có thể xảy ra. Do đó, bệnh nhân cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh phù hợp trong đời sống sinh hoạt và chế độ ăn uống hằng ngày. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần tuân thủ chính xác mọi chỉ định của bác sĩ chuyên khoa trong quá trình điều trị.

Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận