Xoa bóp chân được người bệnh suy giãn tĩnh mạch biết đến như một phương pháp trị liệu đơn giản dễ thực hiện. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu rõ lợi ích và cách xoa bóp chân bị giãn tĩnh mạch để đạt được hiệu quả tốt nhất. Cùng tham khảo cách xoa bóp đúng giúp giảm nhanh triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch.

xoa bóp chân trị giãn tĩnh mạch
Xoa bóp chân hỗ trợ chữa giãn tĩnh mạch là phương pháp trị liệu dễ thực hiện

Tác dụng của xoa bóp với người bệnh suy giãn tĩnh mạch

Giãn tĩnh mạch chân là một bệnh lý xảy ra do hệ thống van và tĩnh mạch chân bị suy giảm chức năng, phình giãn và nổi phồng trên bề mặt da. Tình trạng này làm giảm dòng chảy của máu từ chân về tim, tăng lượng máu ứ trệ trong lòng mạch dẫn đến tăng áp lực lên thành mạch và tăng thoát dịch ngoài lòng mạch. Hệ quả là người bệnh gặp phải hàng loạt triệu chứng ở chân như đau nhức, phù nề, nặng mỏi, tê bì, v.v…

Người bệnh có thể nhận được nhiều lợi ích từ việc xoa bóp giãn tĩnh mạch chân. Dựa trên quá trình phát triển của bệnh, liệu pháp xoa bóp tĩnh mạch chân được xây dựng nhằm mục đích ngăn cản suy giãn tĩnh mạch tiến triển. Theo đó, những lợi ích mà massage có thể đem lại cho người bệnh giãn tĩnh mạch chân gồm:

  • Cải thiện tuần hoàn máu: Thao tác xoa bóp với lực vừa phải, đều đặn trên chân giúp tạo lực làm thay đổi áp suất thủy tĩnh ở chân, thúc đẩy dòng chảy của máu. Mặt khác, xoa bóp đúng cách có tác dụng làm giảm căng thẳng ở các bó cơ, giảm căng cứng cơ từ đó giúp máu lưu thông dễ dàng hơn. Một khi tuần hoàn máu tốt hơn, các triệu chứng như căng tức, đau nhức chân, phù nề và nặng mỏi chân cũng được cải thiện.
  • Dẫn lưu bạch huyết: Những người có kỹ thuật xoa bóp mạch máu tốt có thể kết hợp với các động tác dẫn lưu bạch huyết bằng tay. Kỹ thuật này giúp dịch chuyển chất lỏng bạch huyết chứa nước, protein, chất béo và tế bào bạch cầu vào các mạch bạch huyết khắp cơ thể. Điều này giúp khắc phục hiệu quả triệu chứng phù nề, sưng tấy ở chân.
  • Ngăn biến chứng: Ngoài việc kiểm soát nhanh chóng các triệu chứng, tuần hoàn máu tốt hơn còn giúp tạo thành cục máu đông, giảm nguy cơ biến chứng huyết khối tĩnh mạch sâu. Bên cạnh đó, lượng oxy và dưỡng chất đến các mô ổn định giúp khắc phục tình trạng loạn dưỡng gây lở loét chân.

Vì những lợi ích trên, cách xoa bóp chân bị giãn tĩnh mạch ngày càng được nhiều người bệnh biết đến và lựa chọn áp dụng. Đây cũng là phương pháp được nhiều chuyên gia khuyến khích thực hiện trong quá trình điều trị bệnh lý suy giãn tĩnh mạch.

Cách xoa bóp đúng cho người bị suy giãn tĩnh mạch

Cách xoa bóp giãn tĩnh mạch chân đúng cách là một quy trình quan trọng để đạt hiệu quả tối đa trong việc giảm triệu chứng. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cho những người muốn tự xoa bóp tĩnh mạch tại nhà:

  • Bước 1: Khởi động bằng cách xoa bóp nhẹ các cơ bắp ở vùng chân để chuẩn bị cho hoạt động massage.
  • Bước 2: Cho một chút dầu massage lên lòng bàn tay, xoa đều đến khi lòng bàn tay ấm lên và sau đó xoa bóp nhẹ nhàng chân theo chiều từ cổ chân lên đầu gối, dùng ngón tay ấn tăng lực ở vị trí đau mỏi nhiều.
  • Bước 3: Dùng các ngón tay vuốt dọc từ dưới cổ chân lên đùi với lực vừa phải, tăng số lần vuốt ở những vị trí đau nhức, tê mỏi hay phù nề nhiều.
  • Bước 4: Thực hiện động tác xoa bóp, day ấn và vuốt tương tự theo chiều ngang của chân.
cách xoa bóp chân chữa giãn tĩnh mạch
Cần vuốt dọc từ phía cổ chân lên đùi

Để xoa bóp chân có hiệu quả tốt nhất, bạn cần lặp lại các động tác xoa bóp, ấn, vuốt khoảng 10 – 15 lần/ lần xoa bóp. Nếu có thể, nên xoa bóp từ 1 – 2 lần/ ngày để có tác dụng nhanh hơn.

Bên cạnh xoa bóp chân đơn thuần, bạn cũng có thể kết hợp với động tác dẫn lưu bạch huyết bằng tay để giảm nhanh triệu chứng phù nề, sưng tấy, căng tức ở chân. Việc thực hiện đúng kỹ thuật dẫn lưu bạch huyết như sau:

  • Bước 1: Chạm da – Mạch bạch huyết nằm ngay dưới da nên bạn cần chú ý không ấn quá mạnh lên da. Bạn đặt ngón tay trên da, đảm bảo tay không trượt và không cảm nhận được cấu trúc nào dưới da.
  • Bước 2: Kéo căng da – Mạch bạch huyết có tính đàn hồi và dính ngay dưới da nên bạn cần dùng ngón tay kích thích bằng cách kéo căng da nhẹ nhàng theo hướng dòng chảy từ chân lên tim để chuẩn bị xoa bóp.
  • Bước 3: Massage – Tốc độ của dòng chảy bạch huyết khá chậm nên bạn cần tạo nhịp ấn kết hợp kéo da nhẹ nhàng và chậm rãi với tốc độ khoảng 3 giây/lần miết và kéo căng da. Sau đó, thả ra chờ vài giây rồi lặp lại.

Nếu không tự tin hoặc đã từng tự xoa bóp tĩnh mạch chân ở nhà nhưng không hiệu quả, bạn có thể tham gia những khóa đào tạo ngắn hoặc đăng ký liệu trình xoa bóp tại các cơ sở trị liệu chuyên nghiệp, uy tín để có kết quả tốt hơn.

Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận