Khi mùa hè đến, bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chân thường phải đối mặt với thời tiết nóng bức, gây ra các triệu chứng bệnh trở nên nặng hơn. Những triệu chứng như chân nặng mỏi, tê bì, chuột rút về đêm và tĩnh mạch nổi cũng xuất hiện nhiều hơn. Vậy làm cách nào để chăm sóc đôi chân suy giãn tĩnh mạch vào mùa hè giúp cải thiện các biểu hiện này?

Những nguy hiểm khi bệnh suy giãn tĩnh mạch chân trở nặng

Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, suy giãn tĩnh mạch chân có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó phải kể đến biến chứng huyết khối tĩnh mạch. Tuy là một bệnh lành tính, nhưng suy giãn tĩnh mạch chân đòi hỏi sự quan tâm và điều trị chuyên sâu để giảm thiểu các nguy cơ và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

suy giãn tĩnh mạch
Dòng máu chảy ngược gây ứ đọng là nguyên nhân gây bệnh.

Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời, huyết khối tĩnh mạch có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, bao gồm như nhồi máu cơ tim, thuyên tắc phổi, đột quỵ, và thậm chí có thể gây tử vong. Vì vậy, để kiểm soát bệnh suy giãn tĩnh mạch và tránh các biến chứng nguy hiểm, bệnh nhân cần chăm sóc đôi chân đúng cách, đặc biệt là vào mùa hè.

Cách chăm sóc đôi chân bị suy giãn tĩnh mạch trong ngày hè nóng nực

Dưới đây là một số mẹo giúp bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chăm sóc đôi chân trong mùa hè:

suy giãn tĩnh mạch chân
Hạn chế đi giày cao gót, ngồi vắt chéo chân

– Hạn chế ra ngoài vào thời điểm nắng nóng và tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Để bảo vệ tối đa, khi ra ngoài nên mặc quần dài và che chắn cẩn thận. Khi quay trở về, bệnh nhân có thể dùng một gáo nước lạnh để dội lên vùng tĩnh mạch chân bị suy giãn.

– Hạn chế đứng và ngồi lâu, đồng thời tránh ngồi vắt chéo chân.

– Tránh mang vác những vật nặng.

– Không nên mang giày cao gót và quần áo bó sát.

– Tuyệt đối không được sử dụng cao dầu nóng để xoa bóp lên chân. Thay vào đó, người bệnh có thể sử dụng một chiếc khăn mỏng để bọc đá lạnh và chườm lên vùng tĩnh mạch bị suy giãn khoảng 15 phút mỗi ngày.

– Để giảm áp lực lên các tĩnh mạch bị suy giãn, người bệnh cần duy trì cân nặng lý tưởng bằng cách tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ và yoga trong khoảng 15-30 phút mỗi ngày. Tuy nhiên, cần tránh các bài tập thể dục nặng có thể làm tĩnh mạch suy giãn thêm.

– Để giảm triệu chứng khó chịu khi ngủ, người bệnh có thể kê cao chân bằng một chiếc gối vào buổi tối.

Tuy nhiên, các biện pháp trên chỉ giúp giảm các triệu chứng của bệnh và không tác động được vào căn nguyên suy giãn tĩnh mạch. Vì vậy, nhiều chuyên gia đã khuyên người bệnh nên sử dụng các sản phẩm thảo dược giúp hoạt huyết, tán ứ, bền thành mạch, và hỗ trợ trong trường hợp suy giãn tĩnh mạch, suy giãn mạch máu, tắc nghẽn mạch máu chi, tê bì chân tay.

Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận