FAQs – Câu hỏi thường gặp

Dưới đây là một số câu hỏi mà chúng tối thường nhận được từ phía các độc giả. Các bạn hãy tham khảo và để lại câu hỏi cho chúng tôi tại mục “Hỏi đáp”. Cám ơn các bạn.

 

Giãn tĩnh mạch là biến chứng của bệnh suy tĩnh mạch. Một khi bệnh nhân được chẩn đoán là giãn tĩnh mạch nông, khi đó bệnh đã ở giai đọan 3 hoặc 4 theo phân loại 6 độ của tố chức Y tế Thế giới về mức độ nặng nhẹ của bệnh suy tĩnh mạch. Có hai lọai giãn tĩnh mạch: Giãn tĩnh mạch sâu và giãn tĩnh mạch nông vì hệ thống tĩnh mạch chi dưới của con người có ba hệ thống: Tĩnh mạch nông, tĩnh mạch sâu và tĩnh mạch xuyên. Nếu giãn tĩnh mạch nông, rất dễ phát hiện ra bằng hình ảnh các tĩnh mạch nổi lớn, ngoằn ngoèo và có khi tạo thành từng búi lớn, nhìn rất sợ thường ở những bệnh nhân bị bệnh lâu năm mà không điều trị hoặc điều trị không đúng quy cách. Còn giãn tĩnh mạch sâu, các triệu chứng thường kín đáo hơn như: Phù chân, tê chân khi đứng lâu, cảm giác tức nặng và nhiều hơn là đau bắp chân, thỉnh thoảng bị chuột rút nhất là vào buổi tối. Chính vì các triệu chứng không rõ ràng như vậy, làm bệnh nhân lầm tưởng mình bị bệnh khác và điều trị tốn kém khá nhiều nhưng không hết bệnh. Các thuốc hạ huyết áp có những loại, đặc biệt là thuốc hạ huyết áp loại ức chế kênh Calci có tác dụng làm giãn mạch, nhưng điều lưu ý là thuốc này chỉ làm giãn động mạch chứ hoàn toàn không làm giãn tĩnh mạch cho nên bệnh nhân có thể yên tâm điều trị với sự theo dõi và tư vấn của Bác sỹ chuyên khoa tim mạch. Về nguyên tắc nhà sản xuất dược phẩm bao giờ cũng phải ghi hết tất cả những tác dụng không mong muốn của thuốc vào toa thuốc đi kèm và các các tương tác thuốc nữa. Nhưng một thực tế là nếu đọc hết tất cả những điều ghi trên toa thuốc đi kèm thì không bệnh nhân hay thầy thuốc nào dám cho bệnh nhân sử dụng thuốc cả. Việc điều trị nhiều khi phải cân nhắc giữa hai thái cực: Tác dụng điều trị của thuốc và những tác dụng không mong muốn do nó đem lại.

Bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới là một bệnh lý mạch máu đặc biệt hay xảy ra ở phụ nữ và thường chỉ có ở hai chân mà ít khi xuất hiện ở hai tay. Bệnh được chia làm 6 mức độ tuỳ sự xuất hiện của các triệu chứng đau chân, giãn tĩnh mạch, phù, vọp bẻ, thay đổi màu sắc của da chân, loét dinh dưỡng.… Khi giãn tĩnh mạch có kết hợp với phù hai chân như triệu chứng của bạn mô tả, có nghĩa là bạn đã bị giãn tĩnh mạch độ 3 cần phải điều trị triệt để bằng thuốc làm bền và tăng trương lực thành mạch, thay đổi cách sống và môi trường làm việc, sử dụng tất chuyên dùng cho bệnh lý tĩnh mạch, phẫu thuật hoặc sử dụng Laser… Bệnh suy giãn tĩnh mạch tuy không gây tử vong cho bệnh nhân nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, đến công việc và thẩm mỹ. Nhất là trong thời kỳ có thai, tuy giãn tĩnh mạch không làm ảnh hưởng đến thai nhi nhưng do sự thay đổi về nội tiết tố trong thai phụ và do tử cung lớn chèn ép vào hệ tĩnh mạch vùng chậu nên bệnh giãn tĩnh mạch thường nặng lên trong thai kỳ, có thể đưa đến biến chứng thuyên tắc hay viêm tĩnh mạch.

Suy giãn tĩnh mạch thường gặp ở phụ nữ trong thời gian mang thai, sau sinh và tỷ lệ tăng dần lên khi tuổi cao. Tỷ lệ nữ giới cao gấp 3 lần nam giới. Nhiều trường hợp không tìm được nguyên nhân mắc bệnh. Trong số các nguyên nhân, thì lối sống đóng vai trò hàng đầu quyết định tới bệnh này. Những người thường xuyên đi giày cao gót sẽ rất dễ mắc suy giãn tĩnh mạch. Do đó, mọi người cần có lối sống lành mạnh, thường xuyên vận động và hạn chế sử dụng chất kích thích.

Theo các tài liệu, biện pháp hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch gồm có: điều chỉnh lối sống năng động, không nên quá ít vận động, có chế độ ăn uống dinh dưỡng, vận động hợp lý, tập luyện một số môn thể thao như đi bộ với tốc độ 4-5km/giờ, tối thiểu 30 phút. Vì vậy, người suy giãn tĩnh mạch hoàn toàn có thể đi bộ với tốc độ và độ dài phù hợp sức khỏe. Hoặc bạn tập các động tác như đứng lên, làm động tác nhún dùng cơ bắp chân nhún, nhấc gót chân lên, giữ 1 chút trên không rồi hạ xuống làm tăng cường vận động khối cơ ở chân… Tránh các môn thể thao đòi hỏi căng giãn cơ đột ngột như bóng đá, tennis, chơi bóng bàn kéo dài, cử tạ. Khi bạn đã đi khám và có các chỉ định cần thiết cần đến cơ sở y tế thăm khám để điều trị tích cực hơn.

Ở SGTM chi dưới thì có hệ thống tĩnh mạch nông và sâu, nếu SGTM sâu thì cho đến nay để chữa khỏi là vô cùng khó khăn. Nếu bệnh nhân SGTM nông, trước đây trên thế giới việc điều trị khỏi là vô cùng khó khăn nhưng hiện nay đã có thể tiến hành các biện pháp can thiệp tĩnh mạch để giảm hẳn tình trạng SGTM nông bằng tiêm chất xơ vào, hoặc can thiệp nhiệt… sử dụng keo để điều trị khỏi hẳn bệnh SGTM nông mà nó đã bị hỏng ra khỏi hệ thống tĩnh mạch chung.

Suy giãn chia ra làm 2 loại: nông và sâu. Suy giãn tĩnh mạch nông được chỉ định điều trị khi gây mất thẩm mỹ cho bệnh nhân hoặc có những triệu chứng gây khó chịu chịu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống như đau chân, phù chân, thay đổi tình trạng da vùng cổ chân, lở loét do tĩnh mạch … Còn đối với suy giãn tĩnh mạch sâu, chỉ định điều trị khi các triệu chứng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Suy tĩnh mạch sâu có 2 nguyên nhân: tắc nghẽn hoặc trào ngược. Đối với nhóm nguyên nhân tắc nghẽn nên điều bằng can thiệp nội mạch, nông và đặt stent tĩnh mạch. Với nhóm trào ngược thì biện pháp việc điều trị là phẫu thuật, ví dụ như phẫu thuật sửa van tĩnh mạch sâu, chuyển vị tĩnh mạch…

Câu trả lời là giãn tĩnh mạch hoàn toàn có thể tập gym được. Tập với cường độ nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người. Thông thường, những người bị giãn tĩnh mạch khi tập gym sẽ cảm thấy đau nhức nhiều hơn so với người bình thường. Một số trường hợp còn xảy ra tình trạng ngứa, tê, sưng tím ở mu bàn chân và cẳng chân. Tuy nhiên, nếu kiên trì tập luyện sau một thời gian, sức khỏe người bệnh sẽ cải thiện đáng kể. Trong quá trình tập, người bệnh nên tránh các động tác bật nhảy, chạy bộ hay va chạm mạnh, tạo áp lực khiến máu dồn về chân nhiều hơn. Bạn nên mang vớ suy giãn tĩnh mạch khi tập luyện, đồng thời tuân thủ nghiêm túc chỉ chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu cảm thấy quá đau nhức hoặc tình trạng đau nhức không thuyên giảm, bạn nên dừng tập ngay lập tức để tránh các biến chứng của bệnh như: Phù nề, loét tĩnh mạch.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch phần lớn không di truyền. Tuy nhiên, có một vài trường hợp bệnh do gen, chẳng hạn như Hội chứng Klippel – Trenaunay, một bệnh rối loạn hệ mạch máu bẩm sinh. Trong trường hợp này, chúng ta chỉ có thể điều trị giảm nhẹ và cần nhiều biện pháp khác nhau, kể cả kết hợp với bác sĩ chỉnh hình vì bệnh ảnh hưởng đến xương chân.