Câu hỏi:

Gần đây tôi thấy tay hay bị tê, nhức mỏi, quan sát thấy có xuất hiện các đường gân xanh dọc cánh tay, tôi nghi ngờ bị giãn tĩnh mạch nhưng thấy mọi người bảo bệnh này thường xảy ra ở chân. Xin tư vấn giúp tôi là tay có bị giãn tĩnh mạch như chân không?

Trả lời:

Chào bạn,

Trước hết phải khẳng định với bạn là giãn tĩnh mạch hoàn toàn có thể xảy ra ở cánh tay nhưng nó ít phổ biến hơn so với ở chân.

Suy giãn tĩnh mạch ở cánh tay xảy ra khi có sự thúc đẩy của một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ khác nhau, điển hình như:

  • Di truyền: Nếu người thân trong gia đình bị suy giãn tĩnh mạch cánh tay thì nguy cơ bạn gặp phải bệnh lý này sẽ cao hơn người bình thường.
  • Béo phì: Làm tăng áp lực lên tĩnh mạch dẫn đến cản trở dòng chảy của máu, đồng thời béo phì cũng làm giảm tác động lực của cơ bắp khiến tĩnh mạch dễ bị suy giảm chức năng.
  • Phù bạch huyết: là khi hệ bạch huyết bị tắc nghẽn khiến dịch ứ đọng lại trong các mô. Tình trạng này kéo dài gây viêm và sưng cánh tay, lâu ngày dẫn đến giãn tĩnh mạch.
  • Chấn thương: Do ngã, va đập, tai nạn giao thông… dẫn đến tĩnh mạch bị tổn thương, mất tính đàn hồi và suy giảm khả năng vận chuyển máu.
  • Tập thể dục quá sức: Khiến huyết áp tăng cao, làm tăng lượng máu đổ dồn về tĩnh mạch. Tình trạng này khiến tĩnh mạch liên tục bị giãn rộng, lâu ngày làm tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch.
  • Mang thai: Làm tăng áp lực vùng bụng đẩy máu lên các chi, ngăn cản dòng chảy của máu từ tay về tim. Tình trạng này kéo dài khiến chức năng tĩnh mạch bị suy giảm.

Một số dấu hiệu nhận biết suy giãn tĩnh mạch ở cánh tay:

  • Cảm giác căng tức, ngứa ran kèm theo da bị đỏ hoặc đổi màu ở cánh tay.
  • Cánh tay xuất hiện những đường li ti màu xanh hoặc tím đậm, thường ở vùng da non.
  • Có cảm giác đau nhức, mỏi tay trong thời gian dài.
  • Thường xuyên xuất hiện triệu chứng sưng, đau nhói, nóng rát hoặc chuột rút ở cánh tay và bàn tay.
  • Da trên tay bị cứng hoặc xuất hiện các điểm loét khu trú ở một vùng (xảy ra khi bệnh chuyển nặng).

Suy giãn tĩnh mạch cánh tay có thể tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm như: vỡ giãn tĩnh mạch, huyết khối tĩnh mạch sâu, lở loét khu trú. Vì vậy, nếu đang có một trong số những dấu hiệu được kể trên, bạn hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận