Bạn hay người thân vừa trải qua một cuộc phẫu thuật điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới, hãy tham khảo ngay những thông tin hữu ích dưới đây để giúp sức khỏe hồi phục nhanh chóng.

chăm sóc sau phẫu thuật giãn tĩnh mạch
Cách chăm sóc sau phẫu thuật giãn tĩnh mạch chi dưới
  • Chăm sóc hàng ngày:

Vết mổ được băng gạc vô khuẩn và sau đó bạn nên mang vớ ngay sau phẫu thuật trong 72 giờ đầu. Sau thời gian này, vớ sẽ được bỏ và bạn nên thay băng vết mổ. Việc mang vớ giúp giảm sưng và thâm tím chân bởi bó các tĩnh mạch còn lại, từ đó giúp ngăn ngừa chảy máu.

  • Hoạt động:

Bạn có thể bắt đầu đi lại ngay sau phẫu thuật, tuy nhiên, hãy đi lại nhẹ nhàng, thư giãn.

  • 1 tuần sau phẫu thuật:

– Tránh tập thể dục và mọi hoạt động gắng sức làm tăng nhịp tim và nhịp thở.

– Tránh ngồi trong bồn tắm nóng, vì các hoạt động như vậy có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.

– Khi nằm nhiều lần, bạn hãy đưa chân lên cao hơn tầm tim, mỗi lần khoảng 15 – 30 phút.

  • Chăm sóc vết mổ:

Sau khi bỏ vớ, hãy rửa vết mổ với nước muối sinh lý và sát khuẩn mỗi ngày một lần. Sau 7 ngày sau phẫu thuật, bạn có thể cắt các mối chỉ.

  • Những điều cần lưu ý:

Sử dụng thuốc giảm đau nếu cần.

Trong 24 giờ đầu sau khi phẫu thuật:

– Không lái xe hoặc vận hành máy móc.

– Không quay trở lại làm việc ngay.

– Không uống rượu.

– Không tham gia các môn thể thao hoặc trò chơi thể lực.

– Hãy nghỉ ngơi thư giãn.

  • Những biến chứng có thể xảy ra:

Sau phẫu thuật lột bỏ tĩnh mạch, có thể xảy ra những biến chứng như:

– Thâm tím và phù vùng vết mổ, nhưng thường sẽ được cải thiện sau vài ngày.

– Viêm đỏ hoặc đau dọc theo đường lột bỏ tĩnh mạch dãn. Hãy chườm nóng vào khu vực đó, nếu tình trạng viêm không hết sau 24 hoặc 48 giờ, hãy liên hệ với điều dưỡng trực hoặc bác sĩ điều trị.

– Chảy máu tại vết chỉ may. Nếu xảy ra, hãy đặt 1 miếng gạc lên vị trí đó, nâng chân cao hơn tim và đè ép liên tục trong khoảng 15 – 30 phút, có thể lặp lại 1 lần nữa, nếu vẫn còn chảy máu, hãy gọi cho bác sĩ.

– Có thể thực hiện siêu âm trong 24 – 72 giờ sau mổ (1 – 3 ngày) để kiểm tra xem có cục máu đông hay không.

  • Khi nào cần liên hệ với bác sĩ?

Hãy liên hệ với bác sĩ nếu bạn gặp phải các vấn đề sau:

– Nơi mổ đau, chảy máu hoặc đỏ nhiều hơn và cảm thấy ấm nóng.

– Uống thuốc giảm đau mà không hết đau.

– Cơ thể có sốt cao trên 38°C.

– Chân đau hoặc phù nổi rõ.

– Vùng da xung quanh vết mổ sạm lại hoặc xuất hiện loét (đau).

  • Xuất viện:

– Uống thuốc theo toa bác sĩ và tuân thủ đúng hướng dẫn.

– Đi tái khám đúng hẹn.

Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận