Câu hỏi:

Tôi mới đi khám sức khỏe định kỳ ở cơ quan, bác sĩ chẩn đoán huyết áp cao. Kết hợp với đặc thù công việc ngồi nhiều nên tôi lo mình có nguy cơ cao bị suy giãn tĩnh mạch. Xin tư vấn giúp tôi là huyết áo cao có phải là nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch không?

Trả lời:

Chào bạn,

Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng huyết áp cao và giãn tĩnh mạch là hai bệnh lý riêng biệt, vậy nhưng chúng lại có mối liên hệ với nhau. Trong đó, giãn tĩnh mạch là hệ quả của tình trạng tăng huyết áp tĩnh mạch mạn tính (hay huyết áp cao trong tĩnh mạch).

Huyết áp cao (hay tăng huyết áp) là tình trạng gia tăng áp lực máu lên thành mạch liên tục và kéo dài. Khi áp lực quá lớn, các van tĩnh mạch bị suy yếu, thậm chí mất hẳn chức năng đóng – mở. Hệ quả là lòng tĩnh mạch xuất hiện dòng trào ngược đưa máu trở lại tĩnh mạch chân thay vì quay lại tim như bình thường. Mặt khác, huyết áp tăng cao liên tục cũng làm thành mạch suy yếu, mất dần tính đàn hồi gây ra chứng suy giãn tĩnh mạch.

Để đảm bảo chức năng vận chuyển máu, các tĩnh mạch bình thường phải nhận lượng máu nhiều hơn nhằm bù đắp cho tĩnh mạch bị suy yếu. Quá trình này khiến các tĩnh mạch khác cũng đối diện với nguy cơ “quá tải” và suy giảm chức năng. Vì vậy, cao huyết áp được xếp vào nhóm yếu tố nguy cơ thúc đẩy sự phát triển của bệnh giãn tĩnh mạch.

Khi giãn tĩnh mạch xảy ra, máu không thể lưu thông bình thường mà bị ứ đọng trong tĩnh mạch. Tình trạng này khiến áp lực trong tĩnh mạch tăng lên, được gọi là chứng tăng huyết áp tĩnh mạch. Đây là nguyên nhân gây ra các triệu chứng: sưng, đau và đổi màu da, thậm chí dẫn đến biến chứng loét và cục máu đông trong bệnh lý giãn tĩnh mạch.

Nếu công việc của bạn phải ngồi nhiều, bạn nên đứng dậy đi lại sau mỗi 30 phút để giúp máu lưu thông tốt hơn, đặc biệt ở hai chân. Khi có các biểu hiện sớm của suy giãn tĩnh mạch như nặng chân, tê nhức, chuột rút,… bạn nên đi khám để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận