Câu hỏi:

Thưa bác sĩ, nguyên nhân bệnh suy giãn tĩnh mạch chân là gì? Nghề nghiệp đặc thù nào dễ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch hơn những ngành nghề khác? Tại sao phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn nam giới?

Trả lời:

Như chúng ta đã biết, quả tim bóp theo đường động mạch và xuôi xuống chân. Sau khi trao đổi mọi chất dinh dưỡng, máu sẽ theo các mao động mạch, mao tĩnh mạch rồi đi về các tĩnh mạch nông sâu để đi trở về tim. Lượng máu này sẽ trở về tim theo chiều ngược chiều với trọng lực: tức là đi từ dưới chân lên trở về tim, nhất là những người hay làm việc ở tư thế đứng.

Tại sao lượng máu này lại từ chân trở về tim được? Có 3 cách đề hồi tĩnh mạch chi dưới. 1 là cơ chế van tĩnh mạch. Trên đường đi của tĩnh mạch nông và sâu đều có những van tĩnh mạch cách nhau từ 3 – 5 cm. Đây là van 1 chiều chỉ cho máu đi từ dưới chân trở về tim. Khi cái van này hoạt động tốt, nó sẽ đóng khít lại, dồn máu khi chúng ta đứng. 2 là sức ép của những bó cơ ở vùng cẳng bàn chân. 3 là lực đẩy đệm ở gan bàn chân.

Thêm một yếu tố nữa là chu trình ở tim, hô hấp sẽ tạo ra một lực hút máu về tim. Qua các cơ chế trên thì nếu 1 trong các cơ chế trên bị hạn chế, chủ yếu là 3 cơ chế đầu thì máu khó trở về tim mà ứ đọng lại tĩnh mạch ở tại chân. Thời gian lâu dài sẽ gây ra tình trạng  suy giãn tĩnh mạch chi dưới.

Đối với phụ nữ, phụ nữ có những yếu tố nguy cơ như làm nghề nghiệp hay đứng hơn nam giới như công nhân may, giáo viên hoặc mang bầu – thời kỳ gây cản trở lượng máu từ chân về tim, cản trợ một cách cơ học. Ngoài ra còn có cơ chế estrogen và hóc môn progesterone sẽ gây ra những triệu chứng của bệnh suy tĩnh mạch nặng hơn. Vì vậy, tỉ lệ ở nữ giới thường gặp nhiều hơn ở nam giới 3 lần.

Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận