“Suy giãn tĩnh mạch chân để lâu có gây tử vong không” là câu hỏi được nhiều người bị suy giãn tĩnh mạch quan tâm, vì bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến các tĩnh mạch chân – nơi đảm bảo lưu thông máu trở về tim. Nếu bệnh tiến triển nặng sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh, trường hợp nặng nhất có thể dẫn đến tử vong.

Theo khảo sát Vein Consult Program 2011, tại Việt Nam, có đến 65% bệnh nhân không biết mình bị bệnh tĩnh mạch cho đến khi khám bác sĩ. Điều này đặt ra một thách thức lớn cho ngành y tế khi các bệnh viện thường tiếp nhận những ca bệnh thường đã ở giai đoạn nặng, khiến khó khăn trong việc điều trị suy giãn tĩnh mạch và tốn kém nhiều chi phí.

Mặc dù suy giãn tĩnh mạch chân có thể gây ra vô số các vấn đề sức khỏe và sự khó chịu bởi những triệu chứng như nhức mỏi, nặng chân, tê phù, kiến bò, thỉnh thoảng bị chuột rút về ban đêm; và nghịch lý ở chỗ, bệnh thường được coi là lành tính. Tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ là một yếu tố góp phần gây tử vong sớm, đặc biệt là ở người cao tuổi.

suy giãn tĩnh mạch

Bởi lý do, nếu suy giãn tĩnh mạch để lâu, có thể dẫn đến các biến chứng khó chữa như chàm da, loét chân, chảy máu, viêm tĩnh mạch nông huyết khối, huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) hay được gọi là sự hình thành các cục máu đông sâu trong bắp chân hoặc cơ đùi. Các cục máu đông này có thể di chuyển đến các động mạch cung cấp máu cho các cơ quan quan trọng, bao gồm phổi và não.

Khi các cục máu đông giải phóng hoặc vỡ ra, trôi nổi trong mạch máu, di chuyển qua hệ thống tĩnh mạch và tim phải rồi cư trú trong các động mạch phổi, làm tắc nghẽn dòng máu đến phổi gây nên tình trạng thuyên tắc phổi (PE) và đe dọa tính mạng. Nếu quá trình tắc mạch làm gián đoạn lưu lượng máu đến não, tình trạng đột quỵ sẽ xảy ra. Khi tình trạng đột quỵ không được xử lý kịp thời, sẽ dẫn đến sự chết não, gây tử vọng hoặc thương tật vĩnh viễn.

Một trong những nghiên cứu toàn diện nhất về ảnh hưởng của giãn tĩnh mạch đối với tỷ lệ tử vong đã được thực hiện bằng cách theo dõi 4.644 hồ sơ y tế chi tiết của các bệnh nhân từ Đài Loan. Nghiên cứu so sánh những bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch với những nhóm tương tự không mắc bệnh và nhận thấy nguy cơ tử vong cao hơn đáng kể đối với những bệnh nhân lớn tuổi bị suy giãn tĩnh mạch.

Cụ thể, với những người trên 65 tuổi bị giãn tĩnh mạch, nguy cơ tử vong cao hơn 37%, nguy cơ mắc các biến cố tim mạch cũng sẽ tăng hơn 2.05 lần. Các biến cố huyết khối tĩnh mạch, bao gồm DVT và PE, tỉ lệ tăng đáng kinh ngạc là cao gấp 38 lần đối với những người cao niên có các triệu chứng giãn tĩnh mạch tiến triển.

Những người bị giãn tĩnh mạch và tiểu đường có nguy cơ tử vong cao hơn 150% so với những người không bị giãn tĩnh mạch. Một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí International Wound Journal 2018 cho thấy nguy cơ chảy máu dẫn tới tử vong do giãn tĩnh mạch và loét tĩnh mạch, vì tĩnh mạch bị suy yếu, dễ vỡ do chấn thương hoặc tai nạn.

Các nghiên cứu như trên cho thấy cần có nhận thức cao về tầm quan trọng của việc chẩn đoán và điều trị sớm bệnh suy tĩnh mạch, đặc biệt là ở người cao tuổi.

Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận