Bệnh giãn tĩnh mạch có thể xảy ra ở cả nam và nữ. Đặc biệt, tỷ lệ bệnh tăng dần từ lứa tuổi ngoài 30 đến tuổi trung niên. Phụ nữ có nguy cơ bị giãn tĩnh mạch cao hơn nam giới. Có nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ có nguy cơ bị giãn tĩnh mạch nhiều hơn nam. Cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây.
Do thói quen trong sinh hoạt và làm việc
Phụ nữ thường mang giày cao gót và với thói quen ngồi bắt chéo chân cũng dễ làm tổn thương thành mạch chi dưới. Đây được coi là nguyên nhân phổ biến nhất khiến phụ nữ dễ bị suy giãn tĩnh mạch hơn nam giới.
Do hormone giới tính nữ
Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến phụ nữ hay bị giãn tĩnh mạch hơn nam giới. Những phụ nữ có lượng progesterone cao thường gặp tình trạng giãn và sưng các tĩnh mạch. Progesterone có ảnh hưởng đến các tĩnh mạch hiển, tĩnh mạch chân lớn. Progesterone cũng gây ra tình trạng giãn thành mạch máu khiến các van nhỏ bên trong các mạch suy yếu, dần đến tình trạng suy giãn tĩnh mạch.
Do quá trình mang thai
Trong quá trình mang thai, ngoài việc nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ biến đổi, gây ra tình trạng gia tăng progensteron, còn có trường hợp khi thai nhi phát triển lớn làm tăng nhu cầu lưu lượng máu chảy trong khoang chậu tạo áp lực lên các tĩnh mạch vùng chậu. Bào thai phát triển cũng chèn ép làm gia tăng áp lực đẩy máu vào tĩnh mạch chân, dẫn đến suy giãn tĩnh mạch.
Để phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch chân, phụ nữ nên tránh đứng, ngồi một chỗ quá lâu, cần thay đổi tư thế nếu công việc bắt buộc phải đứng nhiều. Việc kiểm tra thường xuyên tình trạng tĩnh mạch chân để phát hiện bệnh sớm cũng là việc rất cần thiết để bảo vệ đôi chân và bảo vệ sức khỏe của phụ nữ.