Giãn tĩnh mạch là biến chứng của bệnh suy tĩnh mạch. Một khi bệnh nhân được chẩn đoán là giãn tĩnh mạch nông, khi đó bệnh đã ở giai đọan 3 hoặc 4 theo phân loại 6 độ của tố chức Y tế Thế giới về mức độ nặng nhẹ của bệnh suy tĩnh mạch. Có hai lọai giãn tĩnh mạch: Giãn tĩnh mạch sâu và giãn tĩnh mạch nông vì hệ thống tĩnh mạch chi dưới của con người có ba hệ thống: Tĩnh mạch nông, tĩnh mạch sâu và tĩnh mạch xuyên. Nếu giãn tĩnh mạch nông, rất dễ phát hiện ra bằng hình ảnh các tĩnh mạch nổi lớn, ngoằn ngoèo và có khi tạo thành từng búi lớn, nhìn rất sợ thường ở những bệnh nhân bị bệnh lâu năm mà không điều trị hoặc điều trị không đúng quy cách. Còn giãn tĩnh mạch sâu, các triệu chứng thường kín đáo hơn như: Phù chân, tê chân khi đứng lâu, cảm giác tức nặng và nhiều hơn là đau bắp chân, thỉnh thoảng bị chuột rút nhất là vào buổi tối. Chính vì các triệu chứng không rõ ràng như vậy, làm bệnh nhân lầm tưởng mình bị bệnh khác và điều trị tốn kém khá nhiều nhưng không hết bệnh. Các thuốc hạ huyết áp có những loại, đặc biệt là thuốc hạ huyết áp loại ức chế kênh Calci có tác dụng làm giãn mạch, nhưng điều lưu ý là thuốc này chỉ làm giãn động mạch chứ hoàn toàn không làm giãn tĩnh mạch cho nên bệnh nhân có thể yên tâm điều trị với sự theo dõi và tư vấn của Bác sỹ chuyên khoa tim mạch. Về nguyên tắc nhà sản xuất dược phẩm bao giờ cũng phải ghi hết tất cả những tác dụng không mong muốn của thuốc vào toa thuốc đi kèm và các các tương tác thuốc nữa. Nhưng một thực tế là nếu đọc hết tất cả những điều ghi trên toa thuốc đi kèm thì không bệnh nhân hay thầy thuốc nào dám cho bệnh nhân sử dụng thuốc cả. Việc điều trị nhiều khi phải cân nhắc giữa hai thái cực: Tác dụng điều trị của thuốc và những tác dụng không mong muốn do nó đem lại.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *