Câu hỏi:

Tôi năm nay 53 tuổi, là giáo viên của một trường trung học. Tôi bị suy giãn tĩnh mạch chân, ban đầu chỉ có dấu hiệu chuột rút về đêm, một đêm có thể bị vài lần. Chân thường xuyên bị đau, rất nặng khó đi lại, chân có các mạch máu nhỏ. Khi đứng dạy học, chân rất rát dưới lòng bàn chân, bắp chân căng tức, bỏng rát, chiều về mắt cá chân sưng phù, tôi có cảm giác 1 chân to 1 chân nhỏ. Tôi nên điều trị suy giãn tĩnh mạch của mình như thế nào? Điều trị trong bao lâu?

Trả lời:

Chào chị,

Trước tiên phải khẳng định với chị rằng suy giãn tĩnh mạch là một trong những bệnh nghề nghiệp thường gặp ở giáo viên. Với triệu chứng cũng như tình trạng chị kể trên là thường xuyên bị đau nhức, nặng chân, sưng phù chân về chiều, chuột rút về đêm… các triệu chứng cho thấy tình trạng ứ trệ máu ở tĩnh mạch đã trở nên nặng nề và chức năng của van tĩnh mạch dần suy yếu. Bắt buộc phải được điều trị tích cực, chị nên phối hợp nhiều biện pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch chân.

Có nhiều biện pháp điều trị bệnh giãn tĩnh mạch, suy giãn tĩnh mạch là bệnh mạn tính và chưa thể điều trị hết hoàn toàn. Một số cách điều trị thông thường như sau:

– Mang vớ hay còn gọi là tất áp lực: Lựa chọn chất vớ và kích thước theo cỡ chân, mức độ bệnh. Phù hợp khi suy van tĩnh mạch, ứ máu, chân đau mỏi, người phải đi lại hoặc nghề đứng nhiều, người gặp cản trở đưa máu về tim như béo phì.

– Phẫu thuật, mổ, xơ hóa mạch. Là giải pháp loại bỏ tĩnh mạch và chức năng tĩnh mạch khỏi hệ thống tĩnh mạch. Dùng cho suy giãn tĩnh mạch nông, mức độ 2 trở ra hoặc bệnh nhân yêu cầu thẩm mỹ cao.

– Thuốc uống, thực phẩm hỗ trợ tĩnh mạch: Là biện pháp duy trì và giảm bệnh, giảm triệu chứng, giảm biến chứng.

Và cần thiết nhất là chị cần đến thăm khám tại các bệnh viện chuyên khoa càng sớm càng tốt. Căn cứ vào kết quả khám lâm sàng kết hợp các xét nghiệm, chụp chiếu, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất với trường hợp của chị.

Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận